Webmail

Cảm Ứng Hồng Ngoại

CẢM ỨNG HỒNG NGOẠI LÀ GÌ

Cảm biến hồng ngoại hay còn được gọi là IR Sensor, là một thiết bị điện tử có khả năng đo và phát hiện bức xạ hồng ngoại trong môi trường xung quanh. Thiết bị cảm biến hồng ngoại phát ra các tia vô hình đối với mắt người. Bất cứ thứ gì phát ra nhiệt đều phát ra bức xạ hồng ngoại, thậm chí là kể cả những vật vô tri vô giác cũng đều phát ra một lượng bức xạ hồng ngoại (IR) nhất định, If a blue shirt appears blue due to the reflection of blue colour from the  surface of the shirt, then what is the true colour of the shirt? - Quora    Infrared - Wikipediahttps://qph.fs.quoracdn.net/main-qimg-30f0e351576d5eb0768e45faf195b257-c

Thiết bị Cảm biến hồng ngoại có 02 loại chủ động (Active Infrared) và thụ động (Passive Infrared)


 

Cảm biến chủ động: Việc thiết lập cảm biến IR chủ động là thiết bị có cả bộ phát và bộ thu nhận hồng ngoại.  Đây là cách IR đang hoạt động hoạt động ở cấp độ cơ bản: 

Cảm biến hồng ngoại là gì ?

  1. Một bộ phát IR phát ra một chùm ánh sáng, cùng với một bộ thu trong cùng 1 hướng.

  2. Nếu không có gì cản trở, bộ phận thu nhận sẽ thấy một tín hiệu, và tín hiệu đó cùng hướng với tín hiệu phát.

  3. Nếu bộ phát gặp phải vật cản có bức xạ hồng ngoại, bộ thu không nhìn thấy chùm tia hồng ngoại, nó sẽ phát hiện có một đối tượng nằm giữa (cắt tia) bộ phát và bộ thu trong vùng được giám sát. 

 

Ứng dụng của cảm biến chủ động: các đầu dò hồng ngoại dùng cho an ninh hàng rào điện tử, trên các băng chuyền sản xuất công nghiệp, cảm ứng đóng mở cửa ra vào, máy đo thân nhiệt 

Cảm biến IR thụ động: (PIR) sử dụng một cặp cảm biến nhiệt điện để phát hiện năng lượng nhiệt trong môi trường xung quanh. Hai cảm biến này nằm cạnh nhau và khi phát hiện sự khác biệt về tín hiệu giữa hai cảm biến thay đổi cảm biến sẽ hoạt động (ví dụ: một người bước vào phòng, đi ngang vùng quét của cảm biến). Để tăng cường khả năng thu nhận bức xạ hồng ngoại, một thấu kính được đặt trước cảm biến này nhằm mục đích mở rộng vùng cảm ứng cho thiết bị. Bạn thường thấy ứng dụng trong các thiết bi cảm biến báo động an ninh, chống trộm, bật tắt đèn điện,… 

 

ỨNG DỤNG CỦA CẢM BIẾN HỒNG NGOẠI 

Cảm biến hồng ngoại được ứng dụng vào các thiết bị với niều tính năng nổi bật như: bật tắt đèn tự động, báo trộm, mở cửa tự động …

  • Cảm biến hồng ngoại giúp bật tắt đèn tự động: với chức năng bật đèn tự động khi có người bước vào thì cảm biến hồng ngoại tự động đèn sẽ sáng lên. Và khi người di chuyển đến đâu thì đèn sẽ sáng đến đó. Vì thế mà ở các không gian lắp đặt thiết bị cảm biến hồng ngoại ở những vị trí như hành lang dùng bật đèn chiếu sáng lối đi hoặc nhà vệ sinh sẽ giúp cho các không gian đó được chiếu sáng đúng lúc, và tắt khi không còn sử dụng một cách tự động.
  • Cảm biến hồng ngoại giúp chống trộm: so với các thiết bị chống trộm khác thì việc sử dụng thiết bị cảm biến hồng ngoại giúp chống trộm tốt nhất, bảo vệ được gia đình. Bởi khi đêm đến nếu có trộm bước vào nhà hay đi qua sân vườn, ban công của nhà bạn, khi chúng đi ngang qua mắt cảm ứng mà trộm không xác định được vị trí lắp đặt của cảm biến thì thiết bị hú còi và ngay lúc đó thì chủ nhà biết có trộm để đề phòng và có biện pháp xử lý kịp thời 
  • Cảm biến hồng ngoại giúp mở cửa tự động: hiện nay có nhiều thiết bị cảm biến hồng ngoại được lắp đặt kèm theo chế độ mở cửa tự động, mở cửa đèn sáng, mở cửa chuông kêu giúp cho người dùng có thể tiện lợi và linh hoạt hơn khi sử dụng và lắp đặt các thiết bị.
  • Cảm biến hồng ngoại chủ động – thiết bị an ninh như: Đầu Beam phát tín hiệu để bảo vệ ngày đêm hàng rào, cảm ứng tiệm cận dạng công tắc mở tủ, Van vòi cảm ứng rửa tay, Camera IPC2 

NHỮNG HẠN CHẾ LƯU Ý KHI DÙNG CẢM BIẾN HỒNG NGOẠI.

  • Không hướng mắt cảm biến hồng ngoại về phía giàn nóng máy lạnh vì giàn nóng máy lạnh khi hoạt động thường có nhiệt độ cao, tia bức xạ hồng ngoại của nó phát ra sẽ gây nhiễu cảm biến, khiến nó hoạt động không chính xác.
  • Không hướng mắt sensor về phía cửa sổ có rèm che để tránh báo động giả. Khi cửa sổ mở, nhiều nguồn nhiệt xâm nhập rèm che gặp gió sẽ có thể gây nhiễu cảm biến vi sóng.
  • Không lắp đặt thiết bị cảm biến PIR dùng trong nhà ra ngoài trời bởi vì cảm biến PIR loại trong nhà không có tính năng chịu mưa nắng, để ngoài trời dù không trực tiếp gặp mưa nắng, nó cũng dễ bị hỏng dần chất liệu vỏ, lăng kính fresnel, khiến chức năng hoạt động kém dần đi.
  • Không hướng trực tiếp mắt sensor về nơi nhiều nắng mặt trời. Tia mặt trời có nhiều bức xạ hồng ngoại, khiến sensor bị nhiễu, hồng ngoại bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao.
  • Không nên đặt thiết bị sensor gần dây điện nguồn cao áp bởi vì cảm biến PIR là một thiết bị điện tử, hoạt động ở điện áp thấp. 
  • Không nên hướng mắt sensor ra phía cổng sát đường đi để tránh báo động giả không đáng có do người khác đi bộ hoặc chạy bộ ngang qua cổng. Sensor có thể lầm với việc đột nhập.
  • Không lắp sensor trên tường bị rung để giúp sensor hoạt động ổn định hơn. 

Trường hợp không mong muốn và có thể xảy ra không thường xuyên, 

  • Cảm biến hồng ngoại được gắn trong phòng có sự thay đổi nhiệt thương xuyên. Ví dụ: lắp công tắc cảm ứng gắn trần trong nhà vệ sinh trong phòng ngủ, phòng ngủ có lắp máy lạnh, nhiệt độ 2 không gian có sự khác biệt (WC nóng, Phòng ngủ lạnh – chung phòng), sẽ có trường hợp đèn trong nhà VS tự bật sáng rồi tự tắt, hoặc hành lang dài có hệ thống thông gió sự thay đổi của nhiệt độ có tác động vào cảm biến dẫn đến sự hoạt động ngoài mong muốn, 
  • Nhiệt độ phòng lên cao có thể sẽ hạn chế khoảng cách cảm biến của thiết bị dẫn đến sự hoạt động chậm và khi người dùng phải tiến đến rất gần để thiết bị đủ cảm nhận và phân tích sự chênh lệch giữa bức xạ hồng ngoại phát ra từ vật và nhiệt độ môi trường, 

Để ứng dụng thực tế những thiết bị cảm biến hồng ngoại được đưa vào cuộc sống hằng ngày và mục đích của từng thiết bị hãy tham khảo những sản phẩm từ thương hiệu KAWASAN tại www.kawasan.com.vn 

 

Zalo